Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Đại tuyệt chủng đã bắt đầu, 100 năm nữa loài người sẽ biến mất

Điều gì đã khiến sự sống trên Trái Đất nhiều lần bị xóa sổ, cuộc đại tuyệt chủng tiếp theo có phải sẽ tới trong 100 năm nữa?

Trong số tất cả các loài đã từng xuất hiện trên Trái Đất, hơn 99% hiện nay đã tuyệt chủng. Hầu hết, chúng đều biến mất một cách "lặng lẽ" trong suốt giai đoạn tuyệt chủng, theo tính toán cứ mỗi 100.000 năm lại thêm một vài loài mãi mãi ra đi.

Nhưng cũng có thời điểm tỷ lệ tuyệt chủng tăng lên đột ngột và tiêu diệt gần như hoàn toàn sự sống trên hành tinh. Nó được gọi là "cuộc đại tuyệt chủng".

Quá trình này ảnh hưởng mạnh mẽ đến lịch sử hình thành sự sống và nền văn mình của chúng ta. Giới khoa học cảnh báo rằng con người đã bước vào một chu kỳ mới từ lâu. Họ đã đưa ra những bằng chứng về 5 cuộc đại tuyệt chủng trong lịch sử nguyên nhân đến từ chính yếu tố trên Trái Đất. Quan điểm này cũng đã loại trừ sự kiện nổi tiếng xảy ra khoảng 65 triệu năm trước, chấm dứt thời đại thống trị của khủng long bởi một thiên thạch khổng lồ.

Đại tuyệt chủng lần thứ nhất - Kỷ Ordovic

41E184E200000578-4651574-image-a-10_1498753372986Thời kỳ băng hà cách đây 445 triệu năm.

Đây là lần tuyệt chủng đầu tiên, xảy ra cách đây 445 triệu năm gồm 2 giai đoạn nhỏ đều do sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Giả thuyết được chấp nhận phần lớn là do lượng carbon dioxide trong khí quyển sụt giảm mạnh dẫn tới sự mất ổn định của lớp băng hai cực và sự tăng giảm của mực nước biển. Hiện tượng này đã tạo ra thời kỳ băng hà kéo dài 0,5 - 1,5 triệu năm xóa sổ 57% các loài động vật biển.

Đại tuyệt chủng lần thứ hai - Kỷ Devon

5-cuoc-dai-tuyet-chung-dang-so-trong-lich-su-trai-dat (1) Lục địa là mảnh đất của thực vật bậc thấp và những loài côn trùng đầu tiên.

Giai đoạn này chứng kiến các "đợt sóng" tuyệt chủng kéo dài tới 20 triệu năm, cách đây 380 triệu năm trước. Chu kỳ này khiến 50% các sinh vật biển biến mất hoàn toàn. Những rạn san hô chết đi dẫn tới sự phát triển hưng thịnh của các loài cá rơi vào khủng hoảng, kết cục là sinh vật không thích nghi được đã bị tiêu diệt.

41E1861B00000578-4651574-image-a-4_1498752968533Sự phun trào mạnh mẽ của núi lửa là nguyên nhân chính dẫn tới sự tuyệt chủng.

Nguyên nhân của sự kiện này vẫn là do biến đổi khí hậu, mà tác nhân chính là những lần phun trào núi lửa ở vùng là Siberi ngày nay. Siêu núi lửa hoạt động để lại những hậu quả dây chuyền đáng sợ: động đất, sóng thần, thời kỳ tiểu băng hà do bụi che mất ánh sáng mặt trời, ô nhiễm không khí, các hệ sinh thái bị phá hủy...

Đại tuyệt chủng lần thứ ba - Giữa kỷ Permi

5-cuoc-dai-tuyet-chung-dang-so-trong-lich-su-trai-datNúi lửa Emeishan ở Trung Quốc đã nhấn chìm tất cả trong biển lửa.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra sự kiện tuyệt chủng khủng khiếp này cách đây 262 triệu năm, tuyệt diệt phần lớn sinh vật trên Trái Đất. Các nhà cổ sinh cho biết đã có đến hơn 80% loài đã bị xóa sổ hoàn toàn.

Nguyên nhân chính của hiện tượng này trùng khớp với lần phun trào núi lửa Emeishan ở Trung Quốc đã nhấn chìm tất cả trong biển lửa. Bụi và khí carbonic tràn ngập không khí, gây hiệu ứng nhà kính khiến Trái đất càng trở nên nóng hơn bao giờ hết. Dưới đại dương, các dòng hải lưu thay đổi đã làm biến mất nhiều hệ sinh thái, sự sống trở nên vô cùng mong manh.

Đại tuyệt chủng lần thứ tư - Cuối kỷ Permi

736e5d08e62744fdbd25a970c4c230b5_2a3f052643454c62975672bf94d96b06_1_post

Diễn ra cách đây khoảng 252 triệu năm, khiến 96% sinh vật tồn tại trên hành tinh biến mất mãi mãi. Một lần nữa, nguyên nhân được xác định là sự kiện các ngọn núi lửa ở Siberi phun trào trong thời gian kéo dài. Giống như ở đại tuyệt chủng trước đó, hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm bụi khiến cuộc sống trên Trái Đất rơi vào bế tắc. Các loài sinh vật dưới đại dương cũng bị đe dọa bởi nước biển bị axit hóa và suy giảm oxy. Tầng ozon cũng bị phá hủy một phần phơi bề mặt hành tinh trước nguồn tia UV độc hại từ Mặt Trời.

Phải mất gần 10 triệu năm sau, môi trường sống mới khôi phục và bước đến thời kỳ thống trị của các loài bò sát.

Đại tuyệt chủng lần thứ năm - Kỷ Trias (Jura)

ef294471d1f7f16e379a5e1c3a9bd4d9

Đây là cuộc tuyệt chủng đánh dấu ranh giới giữa kỷ Trias và kỷ Jura, xảy ra cách đây 201 triệu năm khiến 47% các loài động vật và cá bị tiêu diệt. Nguyên nhân chính là do sự vận động kiến tạo mạnh mẽ của lớp vỏ Trái đất, gây nứt gãy, dồn nén các mảng lục địa, những đợt phun tròa dung nham lớn chưa từng có. Sau thời kỳ này, các lục địa mới có hình dạng như ngày nay và những loài bò sát sống sót phát triển đến kích thước cực đại mở đường cho thế giới khủng long.

41E184DD00000578-4651574-image-a-5_1498753152803Sự tái tạo lục địa trên Trái Đất

Cuộc đại tuyệt chủng tiếp theo đã tới?

Con người là tác phẩm kỳ lạ được sinh ra qua thời gian dài tiến hóa. Đã 66 triệu năm trôi qua kể từ lần tuyệt chủng lớn của loài khủng long. Dường như chúng ta đang sống giữa một cuộc đại tuyệt chủng mà không hề nhận ra.

Tất cả các lần tuyệt chủng trong lịch sử đều do thiên nhiên gây ra, diễn ra có tính chu kỳ. Nhưng lần này, chính con người mới là nguyên nhân đẩy sự sống trên hành tinh đến bờ vực tuyệt chủng. Sẽ không phải là núi lửa phun trào, thiên thạch va chạm, mực nước biển thay đổi đột ngột, mà là ô nhiễm môi trường, suy thoái sinh cảnh, mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu…

41E1862700000578-4651574-image-a-8_1498753356706

Các hệ sinh thái trên Trái Đất đã trải qua quá trình hàn gắn, ổn định sau mỗi thảm họa. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tính toán rằng tốc độ tuyệt chủng hiện nay nhanh gấp 4.000 lần thời kì khủng long, mọi tác động của con người đều để lại hậu quả nặng nề cho thiên nhiên, khó có thể phục hồi lại. Và tỷ lệ xảy ra sự cố thảm họa diệt vong cao gấp 50 lần so với dự kiến.

Nếu con người kịp thời ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học trong tương lai gần thì vẫn còn cơ hội sống sót. Nhưng với hiện trạng như bây giờ, chỉ 100 hoặc lâu nhất 1000 năm nữa, cuộc tuyệt chủng hàng loạt sẽ chính thức bắt đầu, con người sẽ chịu chung số phận với những loài khủng long.

41AE9DFA00000578-4651574-image-a-2_1498752954848Con người sẽ chịu chung số phận với những loài khủng long trong 100 năm nữa?


Xem thêm bài viết mẹo vặt hay khác tại http://ift.tt/2pjb5xv

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét