Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Trung-Ấn ném đá thay cho súng đạn

Giới phân tích Ấn Độ chỉ ra hàng loạt thiệt hại nặng nề về kinh tế và ngoại giao nếu Trung Quốc tiếp tục leo thang căng thẳng tại Doklam.

Trung Quốc ở thế yếu?

Tờ The Hindu của Ấn Độ vừa đăng bài phân tích về các lý do kinh tế khiến Trung Quốc "xuống thang" với Ấn Độ ở Doklam, khu vực biên giới Sikkim.

Theo bài viết, tình hình đã thay đổi khi cả hai bên ngày 28/8 vừa qua đưa ra tuyên bố rút quân và chấm dứt tình trạng bế tắc. Mặc dù lý do hai bên đưa ra quyết định này vẫn được giấu kín nhưng rõ ràng là cả hai bên đã tránh được những hậu quả lớn về kinh tế.

Trung-Ấn ném đá thay cho súng đạnCăng thẳng Trung-Ấn tại Doklam đã hạ nhiệt trước thềm Hội nghị thượng đỉnh BRICS do Trung Quốc đăng cai

Theo tờ báo Ấn Độ, lý do Trung Quốc không thể kéo dài xung đột tại biên giới Sikkim và cuối cùng biến Ấn Độ thành "kẻ thù" có thể được xem xét ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, Ấn Độ đóng vai trò quan trọng đối với các nền kinh tế đang nổi trên thế giới. Trong số các quốc gia BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), chắc chắn Ấn Độ được coi là một cường quốc kinh tế đang nổi, có đủ sức mạnh để thách thức "sự thống trị" của Trung Quốc trong những thập kỷ tới.

Thậm chí, Ấn Độ hiện đang giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế châu Á với vị thế là nước lớn thứ ba trong khu vực. Trong bối cảnh này, với tư cách là chủ nhà BRICS, Trung Quốc không thể đối đầu với Ấn Độ trong hội nghị để thảo luận về sự hợp tác kinh tế của các quốc gia BRICS trong khi quân đội hai nước đang đối đầu ở biên giới.

Bên cạnh đó, sự nổi lên của nền kinh tế Ấn Độ sẽ khiến cho bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng muốn tìm cách kết bạn với New Delhi, trong khi tham vọng của Trung Quốc là đóng vai trò "anh cả" ở châu Á.

Một nghiên cứu gần đây của Đại học Harvard (Mỹ) cho biết Ấn Độ nổi lên như là một động lực kinh tế chủ đạo của tăng trưởng toàn cầu, vượt qua Trung Quốc và dự kiến sẽ duy trì vị thế dẫn đầu trong thập kỷ tới. Theo dự báo của Trung tâm Phát triển Quốc tế của Đại học Harvard (CID), Ấn Độ sẽ đứng đầu danh sách các nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới cho đến năm 2025 với mức tăng trưởng kinh tế bình quân 7,7%/năm.

Trung-Ấn ném đá thay cho súng đạnGiới chức Ấn Độ thời gian qua công khai bày tỏ tự tin vào sức mạnh đất nước trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc

Thứ hai, Ấn Độ hiện có quan hệ ngoại giao rất tốt với các cường quốc, đặc biệt là Mỹ - điều mà Trung Quốc không thể bỏ qua. Nếu Bắc Kinh leo thang căng thẳng và biến Ấn Độ trở thành kẻ thù thì sẽ tự đưa mình vào tình trạng đối đầu và làm xói mòn những thành quả mà Trung Quốc đang tạo ra như một cường quốc đang nổi lên, yêu chuộng hòa bình và mong muốn trở thành lãnh đạo thế giới.

Bắc Kinh sẽ không muốn phá vỡ hình ảnh của mình bằng cách kéo dài cuộc xung đột quân sự với Ấn Độ tại một khu vực lãnh thổ đang có tranh chấp.

Thứ ba, Trung Quốc cũng sẽ chịu thiệt hại về thương mại nếu cắt đứt quan hệ với Ấn Độ. Theo đó, Trung Quốc sẽ mất nhiều hơn so với Ấn Độ vì Bắc Kinh luôn có thặng dư thương mại với New Delhi. Thâm hụt thương mại của Ấn Độ so với Trung Quốc hiện nay khoảng 52 tỷ USD. Trong năm 2016, Ấn Độ xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 9 tỷ USD trong khi Trung Quốc xuất khẩu khoảng 60 tỷ USD sang Ấn Độ. Đây là cơ hội thương mại lớn cho các nhà sản xuất Trung Quốc.

Vì vậy, không có gì sai khi nói rằng Trung Quốc đã hiện diện trong hầu hết các ngành sản xuất, từ hàng điện tử cho đến dược phẩm. Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu căng thẳng leo thang và bùng phát chiến tranh.

Thứ tư, lý do lớn nhất mà Trung Quốc không muốn trở thành kẻ thù của Ấn Độ là Trung Quốc không muốn ảnh hưởng tới sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) và Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) - nơi Bắc Kinh đã có những khoản đầu tư đáng kể và cả hai dự án này đều có ý nghĩa quan trọng đối với tham vọng thiết lập vị thế thống trị của Trung Quốc ở khu vực châu Á.



Xem thêm bài viết mẹo vặt hay khác tại http://ift.tt/2pjb5xv

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét