Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Vì sao Ấn Độ ‘bình chân như vại’ trước một Trung Quốc hung hăng?

Bất chấp thái độ cứng rắn của Trung Quốc trước căng thẳng leo thang xung quanh khu vực biên giới tranh chấp, Ấn Độ vẫn giữ thái độ tự tin, bình tĩnh đến khó tin.

Cố vấn an ninh quốc gia của Ấn Độ Ajit Doval đã trở về Bắc Kinh sau chuyến thăm Bắc Kinh kéo dài 2 ngày 27-28/7. Thông tin về cuộc hội đàm của ông Ajit Doval với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đã nhận được sự quan tâm cao độ của tất cả các bên. Tuy nhiên, kết thúc cuộc gặp, vẫn chưa có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy căng thẳng leo thang xung quanh khu vực biên giới tranh chấp Trung - Ấn có dấu hiệu kết thúc sau khi kéo dài hơn 1 tháng. Cả hai bên đều không muốn bình luận về kết quả của cuộc gặp.

Cho dù lý do đằng sau sự im lặng này là thế nào đi chăng nữa thì cả thế giới cũng cảm thấy ngạc nhiên trước sự bất thường trong mối quan hệ tranh chấp giữa hai quốc gia hạt nhân của châu Á. Cụ thể, Trung Quốc lựa chọn cách tiếp cận cứng rắn với thái độ hung hăng được thể hiện rõ qua những tuyên bố chính thức của người phát ngôn chính phủ Bắc Kinh buộc tội Ấn Độ xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc. Đáp trả lại sự khiêu khích trên, New Delhi lại lựa chọn giải quyết khủng hoảng với thái độ bình tĩnh đến bất thường.

Vậy đâu là bí mật đằng sau thái độ “bình chân như vại” của New Delhi khi đối đầu với Bắc Kinh?

Theo tờ The Diplomat có trụ sở tại Nhật Bản, một trong những lý do giúp Ấn Độ tự tin hơn trong căng thẳng với Trung Quốc chính là nhờ được “chống lưng” bởi hệ thống quân sự vững chắc dọc biên giới tranh chấp. Song, lý do quan trọng nhất khiến Ấn Độ giữ thế chủ động hơn chính là việc Trung Quốc đang ngày càng “mất điểm” tại khu vực khi chính quyền Bắc Kinh tham vọng thay đổi cục diện châu Á xoay quanh trọng tâm Trung Quốc. Đặc biệt, dưới thời Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ đã duy trì chính sách mạnh mẽ hơn, sẵn sàng nói “không” với bất kỳ sự bắt nạt nào từ Trung Quốc.

Nhận thức được sự gia tăng căng thẳng xung quanh khu vực tranh chấp biên giới với Trung Quốc, Ấn Độ đã âm thầm củng cố năng lực quân sự, sẵn sàng đối phó với kịch bản xấu nhất. Cụ thể, dàn tên lửa của Ấn Độ bao gồm Agni, Akash và Brahmos đều đang ở trạng thái sẵn sàng kích hoạt hoặc đã được đưa vào trang bị thêm cho lực lượng vũ trang nhằm tăng cường sức mạnh trước mối đe dọa từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, Ấn Độ được cho là đang gấp rút hoàn thành quá trình phát triển tàu ngầm chứa tên lửa đạn đạo K-Series (SLBM).

Ngoài ra, chính quyền Modi cũng đã khôi phục lại những hoạt động hỗ trợ cho dự án Khối tấn công vùng núi (Mountain Strike Corps) nhằm mục đích tăng cường tính linh hoạt trong việc vận chuyển vũ khí. Đặc biệt, bộ binh Ấn Độ cũng đã được điều động đóng quân vĩnh viễn tại khu vực tranh chấp biên giới Ladakh giúp tăng cường khả năng phòng thủ.

Trung-An cang thangCăng thẳng Trung - Ấn vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Thêm vào đó, Không quân Ấn Độ cũng điều các máy bay Sukhoi-30 đến các căn cứ gần biên giới Trung Quốc để giám sát tình hình. Việc triển khai hệ thống tên lửa diệt hạm Brahmos dọc theo biên giới phía bắc trong vài năm qua là bằng chứng cho thấy Ấn Độ đã nỗ lực tăng cường khả năng tấn công. Bên cạnh đó, Ấn Độ còn xây dựng nhiều đường hầm ở các tuyến đường chiến lược trên dãy Himalaya cho phép quân đội có thể lưu thông trong mọi điều kiện thời tiết.

Chưa dừng lại ở đó, trong nỗ lực nhằm đối phó với sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của hải quân Trung Quốc trên biển Ấn Độ Dương, New Delhi cũng không ngần ngại chi số tiền lớn để mua hạm đội tàu ngầm tấn công hiện đại mới nhằm tăng cường sức mạnh cho lực lượng hải quân.

Tuy nhiên, một trong những trở ngại lớn nhất của Ấn Độ hiện tại đang là sự lỏng lẻo trong quản lý quốc phòng của New Delhi. Tờ The Diplomat cho rằng chính quyền ông Modi sẽ phải tăng gấp đôi nỗ lực để cơ cấu lại hệ thống quản lý quân đội một cách nhanh chóng trước những thách thức từ Trung Quốc.

Giới phân tích cho rằng, xung đột quân sự sẽ là kịch bản xấu nhất xảy ra giữa hai quốc gia Trung - Ấn. Theo chuyên gia quân sự ở Macau (Trung Quốc) Antony Wong Dong, thái độ cứng rắn của Trung Quốc chỉ khiến nước này lâm vào thế bị khi dính đòn “gậy ông đập lưng ông” bởi Ấn Độ vốn giữ vai trò là chìa khóa thành công của sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Bắc Kinh. Do đó, chắc chắn Trung Quốc dù hiếu chiến cũng sẽ cân nhắc kỹ trước khi đưa ra bất kỳ quyết định hành động quân sự nào đối với Ấn Độ.



Xem thêm bài viết mẹo vặt hay khác tại http://ift.tt/2pjb5xv

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét