Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Chuyên gia kinh tế chỉ thẳng 'BOT' cảnh sát giao thông

''Có người nói với tôi xe không tải đi qua là 20.000 đồng, xe có tải là 50.000 đồng, xe có tải trọng lớn 200.000 đồng, ngày nào cũng như ngày nào''

Ngày 1/11, tại tọa đàm về dự án cao tốc Bắc-Nam, ông Lê Xuân Nghĩa, Ủy viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia cho rằng, hiện nay tài xế đang gánh chịu hàng ngàn trạm thu phí trên toàn quốc.

Những trạm thu phí ông Nghĩa đề cập đến không chỉ của các nhà đầu tư BOT nhằm thu hồi vốn mà đó là các trạm thu phí "vô hình" của lực lượng CSGT.

"Họ đứng ở khắp nơi và trở thành nỗi ám ảnh của cánh tài xế. Có người nói với tôi xe không tải đi qua là 20.000 đồng, xe có tải là 50.000 đồng, xe có tải trọng lớn thì 200.000 đồng và ngày nào cũng như ngày nào, cánh tài xế không bao giờ thoát.", ông Nghĩa nói.

Chuyên gia kinh tế chỉ thẳng 'BOT' cảnh sát giao thôngLực lượng cảnh sát giao thông xử lý người vi phạm

Từ câu chuyện trên, ông Nghĩa muốn khẳng định hiện nay doanh nghiệp và người dân mất quá nhiều chi phí khi tham gia giao thông và cũng giải thích nguyên nhân nhiều tài xế phải trốn vào đường làng.

"Trong đó, phí BOT có thể thoát được nhưng trạm thu phí "vô hình" thì không bao giờ thoát được, đi đâu cũng bị truy đuổi. Nên áp lực xe tải không chỉ là những trạm thu phí này mà nó còn vô số trạm thu phí "vô hình", phi pháp vẫn còn đang hoạt động.

Vì vậy, tôi cho rằng ngoài việc thuyết phục người dân đi vào các tuyến đường cao tốc, chúng ta cần kiến nghị giải tỏa bớt các trạm thu phí "vô hình" kia đi.",  ông Nghĩa đề nghị.

Trước những phản ánh của người dân về tình trạng CSGT ''làm luật'' trên nhiều địa phương trong cả nước, trao đổi với Tuổi trẻ, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn - Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, lãnh đạo Bộ Công an và lãnh đạo công an các địa phương luôn sẵn sàng tiếp nhận các thông tin đó để xác minh và xử lý.

Thứ trưởng Bộ Công an khẳng định thời gian qua lực lượng công an đã có những biện pháp xử lý nghiêm đối với những vụ việc, những cán bộ có hành vi tiêu cực, vi phạm quy định, điều lệ ngành cũng như quy định pháp luật.

Bộ Công an có cơ quan thanh tra, những trường hợp cán bộ chiến sĩ bị tố cáo có tiêu cực đều được cơ quan thanh tra kiểm tra và xử lý nghiêm.

"Tùy mức độ, tính chất hành vi vi phạm sẽ có hình thức xử lý phù hợp. Đã có trường hợp vi phạm bị kỷ luật chuyển khỏi lực lượng hoặc bị xử lý trước pháp luật", ông Sơn nói.

Theo Thứ trưởng Bộ Công an, trong thời gian tới, Thanh tra Bộ Công an sẽ tăng cường nhiều biện pháp kiểm tra, lãnh đạo công an địa phương cũng cần tăng cường kiểm tra để làm tốt công tác cán bộ và không để sai phạm xảy ra. 



Xem thêm bài viết mẹo vặt hay khác tại http://ift.tt/2pjb5xv

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét