Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

HỌ ĐÃ NÓI: ‘Vụ việc ở Đồng Tâm là khủng hoảng về lòng tin’

Nhắc lại vụ việc ở Đồng Tâm, đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng “dùng từ “đầu thú” là không ổn” đồng thời ông cho rằng đây là một vụ khủng hoảng về lòng tin chứ không thuần tuý chỉ là vụ án hình sự.

1

Sáng 2/11, trong bài phát biểu tại nghị trường, ĐB Dương Trung Quốc ghi nhận việc đạt 13 chỉ tiêu kinh tế, xã hội đồng thời đặt vấn đề nếu có thêm chỉ số lòng tin thì sẽ phát triển bền vững.

Tôi muốn trở lại một sự kiện cách đây một kỳ họp, đó là vụ việc ở Đồng Tâm. Nên nhìn nhận đây là một vụ khủng hoảng về lòng tin chứ không thuần tuý chỉ là vụ án hình sự. Có một yếu tố mà tôi thấy Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan có trách nhiệm cần quan tâm, đó là những khiếu nại của người dân không được quan tâm, xem xét kịp thời, để tích tụ lại, trở thành hiện tượng "tức nước vỡ bờ".

Tôi nói điều này bởi vì cho đến thời điểm này, TP Hà Nội cũng như Chính phủ đã chỉ đạo rất sát sao trong việc giải quyết vụ việc Đồng Tâm. Nhưng đã 2 tháng rưỡi nay, người dân Đồng Tâm có kiến nghị liên quan đến kết luận của thanh tra Hà Nội mà vẫn chưa được một cơ quan nào trả lời.

Ngay hồi cuối tháng 6 năm 2017, tại kỳ họp trước, tôi đã viết thư gửi tới 7 lãnh đạo cao nhất của Trung ương và Hà Nội. Duy nhất chỉ có Thủ tướng đã trả lời tôi, tôi xin trân trọng cảm ơn Thủ tướng.

Trong bức thư đó, tôi có nêu một vấn đề rất nhiều cử tri nhờ tôi đặt ra: Tại sao một lực lượng tinh nhuệ nhất, được đào tạo, huấn luyện, trang bị tốt nhất lại bị bắt và giữ? Câu trả lời duy nhất đó là vì họ vẫn giữ được phẩm chất của người công an nhân dân. Họ không coi dân là kẻ thù. Họ chấp nhận giải pháp như vậy.

Đại biểu cũng cho rằng dùng chữ "đầu thú" là không ổn. Ông nói: “Chúng ta đã mất đi ngôn ngữ để đối thoại với dân rồi sao? Ai cũng có thể hình dung rằng để bắt và giữ lực lượng ấy thì một vài người bị kích động, không phải là chỉ là một số ít, mà có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người - phụ nữ, bà già, trẻ con.

“Chúng ta cũng không đồng tình với việc gây áp lực bằng cách giữ cán bộ. Nhưng chúng ta phải rút kinh nghiệm, đối thoại với người dân", Chủ tịch nước nói về vụ việc ở xã Đồng Tâm.

Ngoài việc dùng từ "đầu thú". Tại sao chúng ta không xuống với dân, nghe dân, gạn lọc thông tin để có phương pháp xử lý ? Và ngay cả thượng tôn pháp luật cũng không phải để bắt bớ, mà để củng cố lòng tin”.

2

Trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội ngày 2/11 về đề xuất sáp nhập Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) với Bộ Tài chính, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng KH&ĐT, cho rằng vấn đề này chưa ai bàn cả.

"Cái này phải nghiên cứu kỹ, thận trọng để đảm bảo chuyện có nhập hay không nhập phải dựa trên cơ sở khoa học, phương pháp luận và phải đảm bảo tính bền vững chứ không phải nay nhập, mai tách", ông Dũng nói.

Theo Bộ trưởng KH&ĐT, do thể chế kinh tế, trình độ phát triển, chủ trương đường lối, nước ta tổ chức các chức năng nhiệm vụ của Bộ, ngành cho phù hợp với tình hình của đất nước và thực tế của thế giới.

Ông lấy dẫn chứng Bộ KH&ĐT trong tương lai cũng có thể tập trung làm những vấn đề vĩ mô, chiến lược, cơ chế chính sách, có tính chất hoạch định tham mưu cho Đảng những vấn đề về định hướng phát triển.

3

Trong phiên họp sáng 2/11, ĐB Lưu Bình Nhưỡng, ủy viên thường trực UB Các vấn đề xã hội tranh luận với giải trình của Bộ trưởng Y tế hôm 1/11.

ĐB Lưu Bình Nhưỡng cho rằng: “Nói như Bộ trưởng thì cơ bản dịch bệnh là do thời tiết”.

Trước đó, giải trình tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận tình trạng dù đã rất quyết liệt nhưng hiệu quả thấp và để dịch kéo dài. Nói về nguyên nhân, bà Tiến nói đến “biến đổi khí hậu”, năm nay là năm nóng dài nhất và mưa cũng rất nhiều.

“Biến đổi khí hậu xung quanh các nước trong khu vực và trên thế giới cũng tăng đột biến về số ca mắc xuất huyết, đặc biệt các nước tử vong cao hơn của chúng ta”, bà Tiến phân trần.

Nguyên nhân khác theo người đứng đầu ngành y tế là vấn đề di cư, vệ sinh môi trường và nhập cư ở các khu dân cư đông người, các khu xây dựng làm rất nhiều ổ đọng nước cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh đẻ.

“Nguyên nhân nữa là chưa bao giờ Hà Nội cũng như các thành phố khác đã quyết liệt như vậy, đến cả các tổ tự nguyện và giám sát các hộ gia đình, rất nhiều phương tiện truyền thông và phương pháp về kỹ thuật, từ phun hóa chất cho đến diệt loăng quăng nhưng kết quả hết sức chậm, mặc dù đến nay dịch đã giảm hẳn.

Một mặt nữa là môi trường của chúng ta, người dân chưa có ý thức và chưa được hợp tác khi chúng ta phun thuốc. Đặc biệt, quyết liệt nhưng chưa thật hiệu quả từ hệ thống, đặc biệt các phương pháp diệt loăng quăng”, bà Tiến cho hay.

4

Trên diễn đàn Quốc hội, ĐB Nguyễn Văn Cảnh vừa đề xuất giờ làm việc nên bắt đầu từ 8h30 thay vì 7h30 như hiện nay, kết thúc lúc 17h và rút ngắn thời gian nghỉ trưa với khối hành chính dịch vụ công và giáo dục công lập ở các đô thị.

Nói trên Vnexpress sáng 2/11, ông Nguyễn Anh Thơ - Cục phó An toàn Lao động cho rằng: “Đề xuất giờ làm từ 8h30 chưa phù hợp”.

Ông Cảnh phân tích như sau: “Bộ Luật lao động đã quy định một ngày làm việc bình thường không quá 8 giờ; không quy định thời điểm bắt đầu và kết thúc nên quyền quyết định thuộc về người sử dụng lao động. Tuy vậy, phần lớn doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động thường làm theo các cơ quan hành chính, sáng từ 7h30 đến 11h30, buổi chiều từ 13h đến 17h.

Ngoài ra, một bộ phận tổ chức làm theo ca, kíp thì thời gian bắt đầu ca làm thường lệch so với thông thường, có thể từ 6h sáng hoặc thời điểm khác trong ngày.

Từ năm 2012, UBND TP Hà Nội đã điều chỉnh thời gian làm việc tại các cơ quan và trường học.

Theo đó, khối giáo dục chia làm hai khung giờ: khung một bắt đầu trước 7h, kết thúc sau 19h, khung hai từ 8h và kết thúc vào 17h. Các cơ quan, tổ chức của trung ương, thành phố, quận huyện, xã phường, thị trấn bắt đầu làm việc vào 8h và kết thúc vào 17h. Điều chỉnh trên nhằm giảm ách tắc giao thông giờ cao điểm và thuận tiện cho người lao động trong việc đưa đón con em đi học.

Thời gian nghỉ trưa theo cách tổ chức lao động trên là một tiếng, các địa phương khác là 1,5 tiếng, phù hợp nhịp sinh học con người; giúp hồi phục, duy trì sự tỉnh táo và năng suất lao động”.

Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, vấn đề đổi giờ làm phải đánh giá tác động cụ thể. Ví dụ, tác động về mặt xã hội, giao thông, hiệu quả công việc thế nào? Giờ làm việc và giờ nghỉ trưa cũng phải xem xét vì đối tượng lao động khối hành chính khác, người lao động trực tiếp lại khác.

"Phải nghiên cứu bài bản, khoa học và đánh giá tác động cả về kinh tế - xã hội và năng suất lao động", ông nói.



Xem thêm bài viết mẹo vặt hay khác tại http://ift.tt/2pjb5xv

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét