Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2017

Chuyến du hành cảm tử của chó Laika - 60 năm vẫn khiến loài người rơi nước mắt

Cô chó Laika là sinh vật sống đầu tiên được huấn luyện bay vào quỹ đạo trái đất và đã 60 năm trôi qua, người ta vẫn nhớ về sự hy sinh của Laika cho ngành vũ trụ nước Nga.

Đã 60 năm trôi qua kể từ ngày 3/11/1957 khi Liên Xô quyết định đưa sinh vật sống ra ngoài trái đất, và cô chó Laika chính là sinh vật được chọn làm lên lịch sử. 

Nhắc lại kỷ niệm huấn luyện Laika trong những ngày chuẩn bị cuộc hành trình "một đi không trở lại", nhà sinh vật học người Nga, bà Adilya Kotovskaya, năm nay 90 tuổi bồi hồi nói: "Tôi cầu xin Laika tha thứ cho chúng tôi và thậm chí tôi đã khóc vì chỉ được vuốt ve lần cuối cùng".

Lời tạm biệt sau cuối

Chuyến đi này tưởng chừng sẽ theo đúng kế hoạch nhưng không, Laika đã chết chỉ sau 9 lần bay quanh Trái đất.

Kotovskaya, tự hào là nhà khoa học tiên phong trong việc huấn luyện các sinh vật bay vào không gian nói: "Chuyến đi vòng quanh trái đất 9 lần đó khiến cho Laika trở thành nhà du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới hy sinh bản thân vì mục đích thành công của các nhiệm vụ không gian trong tương lai".

Đối với Nikita Khrushchev - nhà lãnh đạo Xô viết thời bấy giờ, cuộc hành trình là chiến công tiếp theo đánh bại những người Mỹ. Việc này lại càng có ý nghĩa hơn khi rơi đúng vào thời điểm chuẩn bị kỷ niệm cuộc Cách mạng Bolshevik vào ngày 7/11.

cô chó LaikaHình nộm của Laika. Ảnh: AFP

Nhà sinh vật học 90 tuổi cho biết, trước Laika đã có rất nhiều con chó khác từng được phóng ra quỹ đạo không gian trong khoảng thời gian ngắn vài phút nhằm "kiểm chứng xem có thể tồn tại trong môi trường không trọng lực hay không".

Ở tuổi 90, bà Kotovskaya vẫn điều hành một phòng thí nghiệm chuyên về khoa học không gian, nơi từng thực hiên mô phỏng một chuyến bay vào sao Hỏa hồi năm 2010 bằng cách cô lập tình nguyện viên 520 ngày. Bà nói, để giúp các con chó làm quen với khái niệm du hành không gian khi ở trong một không gian nhỏ chỉ khoảng 80 cm và áp lực cao, bà phải chuyển chúng dần dần từ chuồng to sang chuồng nhỏ rồi sang những cái nhỏ hơn nữa. 

Các ứng viên phải dành thời gian ở trong máy li tâm dùng để mô phỏng áp lực G tác động lên cơ thể, tương tự như quá trình tên lửa được phóng, thậm chí các con vật này phải chịu đựng mức ồn tương tự như khi phóng và còn ăn cả thức ăn giành riêng ngoài không gian.

cô chó LaikaCô chó Laika. Ảnh: howlofadog

Laika là một con chó nuôi, khoảng 3 tuổi, nặng 6 kg. Giống như nhiều ứng viên khác, đây là một cô chó cái được tìm thấy ngoài đường phố Moscow.

Bà Kotovskaya nói: "Chúng tôi chọn chó cái vì chúng không phải dơ chân lên khi đi tiểu cho nên sẽ không cần quá nhiều không gian. Và chúng tôi chọn những con lang thang vì chúng đòi hỏi ít hơn và giỏi xoay xở hơn".

Đối với truyền thông, những con chó được chọn cũng phải ăn ảnh, chúng sẽ được đặt những cái tên đáng nhớ. Như Laika trong tiếng Nga là "tiếng sủa". Cô chó này đã vượt qua 5,6 thí sinh khác vì có thể sinh tồn tốt nhưng rất dễ bảo, lại còn có những biểu cảm đáng yêu.

cô chó LaikaẢnh: howlofadog

Bồi hồi nhớ lại, nhà nữ sinh vật học nói: "Dĩ nhiên chúng tôi biết cô bé (Laika) được định trước là sẽ chết trong chuyến du hành vì thời đó không có cách nào để đưa nó trở về". Và đêm trước khi bắt đầu nhiệm vụ, bà đã đến nói vuốt ve và nói lời tạm biệt sau cuối với cô chó.

Đơn độc trong chuyến du hành

Vệ tinh Sputnik đưa Laika phóng từ tên lửa vào lúc 5 giờ 30 phút sáng theo giờ Moscow từ Kazakhstan. Lúc đầu "dường như mọi thứ đều ổn cả. Dĩ nhiên, trong khi phóng, nhịp tim của Laika có tăng". Nhưng sau đó 3 tiếng, nó lại hoạt động bình thường.

Bỗng nhiên trong lần bay thứ 9 quanh quỹ đạo trái đất, nhiệt độ bên trong lồng tăng đột biến và chạm mức 40 độ C vì lớp cách nhiệt không đủ. Mọi người hi vọng Laika có thể sống được từ 8 đến 10 ngày,  nhưng đáng tiếc thay, cô chó đã chết vì nhiệt cao và mất nước chỉ sau vài giờ.

cô chó LaikaẢnh: howlofadog

Tuy nhiên, Xô viết vẫn tiếp tục cập nhật tình hình sức khỏe hằng ngày của Laika và khẳng định mọi thứ đều ổn. Thông tin chính thức được đưa ra là Laika chết vì thức ăn nhiễm độc vì họ không muốn cô phải chịu một cái chết đau đớn trên đường quay trở về trái đất. Moscow đã dữ kín thông tin về cái chết của Laika trong nhiều năm dài. 

Vệ tinh mang theo "nhà du hành" bốc cháy trong khí quyển 5 tháng sau, vào ngày 14/4/1958.

Và phải 2 năm sau, vào năm 1960 người ta mới ghi nhận được 2 trường hợp sinh vật sống bay vào không gian và trở về trái đất an toàn, đó là 2 con chó có tên là Belka và Strelka.

Thành công của nhiệm vụ này đã thuyết phục được các lãnh đạo Xô viết cho phép con người bay vào vũ trụ. Năm 1961, nhà du hành Yury Gagarin là người đầu tiên trên thế giới bay vào vũ trụ, mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành vũ trụ thế giới.



Xem thêm bài viết mẹo vặt hay khác tại http://ift.tt/2pjb5xv

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét