- Chính phủ giao Bộ Công an nghiên cứu phương án quản lý cư trú thông qua mã số định danh thay vì sổ hộ khẩu.
Chính phủ ban hành Nghị quyết 112/NQ-CP về đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến quản lý dân cư thuộc chức năng của Bộ Công an.
Theo đó, Nghị định sẽ bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng sổ hộ khẩu và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân; bãi bỏ kết quả giải quyết thủ tục là sổ hộ khẩu và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Ảnh: Phạm Hải |
Với nhóm thủ tục đăng ký thường trú (tại cấp huyện, cấp xã), sẽ bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng sổ hộ khẩu và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân.
Từ đó, bãi bỏ kết quả giải quyết thủ tục là sổ hộ khẩu và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư quy định tại luật Cư trú và luật sửa đổi, bổ sung luật Cư trú.
Bỏ "giấy chuyển hộ khẩu", ban hành kèm theo Thông tư số 36/2014 của Bộ Công an; bỏ giấy tờ chứng minh về mối quan hệ gia đình, giấy khai sinh với trẻ em đăng ký thường trú.
Với thủ tục đăng ký tạm trú tại công an cấp xã, bãi bỏ hình thức quản lý dân cư tạm trú bằng “sổ tạm trú” và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Từ đó, bãi bỏ kết quả giải quyết thủ tục là “sổ tạm trú” và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư quy định tại luật Cư trú và luật sửa đổi, bổ sung luật Cư trú.
Các nhóm thủ tục sẽ bãi bỏ gồm: tách sổ hộ khẩu (thực hiện tại cấp huyện, cấp xã); cấp đổi sổ hộ khẩu (thực hiện tại cấp huyện, cấp xã); cấp lại sổ hộ khẩu (thực hiện tại cấp huyện, cấp xã); điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu (thực hiện tại cấp huyện, cấp xã); xóa đăng ký thường trú (thực hiện tại cấp huyện, cấp xã); xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú (thực hiện tại cấp huyện, cấp xã); hủy bỏ kết quả đăng ký thường trú trái pháp luật (thực hiện tại cấp huyện, cấp xã); cấp giấy chuyển hộ khẩu (thực hiện tại cấp huyện, cấp xã); cấp đổi sổ tạm trú tại công an cấp xã; cấp lại sổ tạm trú tại công an cấp xã;điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú tại công an cấp xã; gia hạn tạm trú tại công an cấp xã; hủy bỏ đăng ký tạm trú trái pháp luật tại công an cấp xã.
Nghị quyết 112/NQ-CP của Chính phủ có hiệu lực ngay từ ngày ký ban hành 30/10. Việc triển khai thực hiện phương án này, Bộ Công an được giao chủ trì, phối hợp cùng các bộ ngành liên quan chịu trách nhiệm sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các thủ tục hành chính, giấy tờ công dân tại các văn bản quy phạm pháp luật để ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành phù hợp với thời điểm vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Các thủ tục cấp mới, cấp đổi và cấp lại giấy chứng minh nhân dân (9 số) đang được thực hiện tại công an cấp tỉnh, cấp huyện cũng sẽ được bãi bỏ.
Thay CMND bằng thẻ căn cước, bỏ hộ khẩu
Theo dự thảo luật Căn cước công dân, thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân có giá trị chứng nhận căn cước của công dân Việt Nam, thay thế CMND. Sổ hộ khẩu cũng không còn.
Bỏ dần quản lý dân cư bằng hộ khẩu
Mỗi công dân sẽ được cấp một số định danh cá nhân - 'mã số hóa' những thông tin căn bản về cá nhân, được tích hợp vào một hệ thống quản lý dân cư điện tử quốc gia.
Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu sắp biến mất
Trong tương lai không xa, người dân có thể vay ngân hàng, đăng ký kết hôn, thi bằng lái xe, nộp thuế… chỉ với 1 dãy số duy nhất được cấp ngay từ khi sinh ra.
Hộ khẩu còn tồn tại đến bao giờ?
Thảo luận tại tổ dự thảo luật Cư trú sửa đổi chiều nay (24/5), ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) nhận định: Nếu không khéo thì cách làm này sẽ bị hiểu sang nghĩa làm luật để chống tội phạm.
Đừng làm khổ dân vì hộ khẩu
Đa số bạn đọc ngỡ ngàng với quy định mới của dự thảo luật Cư trú về việc người xuất cảnh từ 2 năm trở lên sẽ bị xóa tên khỏi sổ hộ khẩu.
Trung Quốc và chuyện hiến máu đổi hộ khẩu
Những quy định để cấp hộ khẩu ở Thâm Quyến và Quảng Châu được mở rộng hơn nhưng lại bị chỉ trích, vì nó thiên về người có bằng cấp và giàu có.
Trần Thường
Xem thêm bài viết mẹo vặt hay khác tại http://ift.tt/2pjb5xv
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét